top of page

Lịch sử tổng quát

  • Trước khi Đảng ra đời, U Minh Thượng là nơi nương náu, tựu họp lại để xây dựng lực lượng, tiếp tục chống xâm lược của những sĩ phu và văn thân yêu nước, trước sự truy lùng của giặc Pháp. U Minh Thược cũng đã in đậm dấu chân của nghĩa quân chống Pháp với những cuộc khởi nghĩa cửa Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự, kể cả của những người khai mở đất cùng với nông dân đứng lên chống Tây như Chủ Chọt… thể hiện nghĩa khí yêu nước của những lưu dân giai đoạn đầu trên vùng đất đặc biệt nầy.

 

  • Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời không bao lâu, chi bộ Đảng đầu tiên đã được thành lập ở Ranh Hạt, huyện Vĩnh Thuận, thuộc U Minh Thượng, nhận lãnh nhiệm vụ thiêng liêng là giác ngộ, tập hợp quần chúng đứng lên chống giặc cứu nước, giành độc lập cho dân tộc. Từ hạt nhân đỏ đầu tiên này, đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước từ lâu nung nấu tự trong sâu thẳn trái tim của đông đảo người dân U Minh Thượng, đứng lên đuổi giặc theo ngọn cờ vinh quang của Đảng.

 

  • Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, Pháp ra sức đàn áp, đánh phá, nhiều đảng viên kỳ cựu, trong đó có đồng chí Võ Văn Kiệt đã về U Minh Thượng xây dựng lại lực lượng, để rồi chỉ vài năm sau đó, đã cũng cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đông Xuân 1953-1952, cũng như trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quân và dân U Minh Thượng lại phối hợp nhịp nhàng với chiến trường chung, căng kéo địch để chiến trường chính giành thắng lợi quyết định.

 

  • Trong hơn một trăm năm qua, U Minh Thượng luôn là căn cứ địa cách mạng vững chắc, anh dũng kiên cường chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là biểu tượng của sự có mặt, sự tồn tại của lực lượng kháng chiến chống xâm lược, là niềm tin của đồng bào Nam bộ và của cả nước khi trông về U Minh. Chẳng thế mà giai đoạn chống thực dân Pháp, trong dân gian có câu: Cao Đài Tây Ninh, Hoà Hảo Láng Linh, Việt Minh Cán Gáo… nói lên sự khẳng định về lực lượng cách mạng đã gắn liền với vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Điều đó cũng nói lên chỗ dựa tinh thần, lòng tin mạnh mẽ của nhân dãn ở cả miền Tây Nam Bộ khi trông về U Minh, khi coi tồn vong của cách mạng gắn liền với sự tồn tại của căn cứ U Minh Thượng: U Minh Thượng còn, cách mạng còn.

 

  • Nhiều địa danh của U Minh Thượng đã gắn liền với những chiến công oanh liệt sáng chói như trận Ba Đình, Cây Bàng, Xẻo Rô, Thứ Mười Một, Sân Gạch, Ngã tư Công Sự, Lô 12, Kè Một, Vĩnh Thuận, Xèo Bần, Rọ Ghe, Kim Qui… mà ngày nay tưởng như huyền thoại, mãi mãi in đậm trong ký ức của nhân dân U Minh và cả nước. Những chiến công oanh liệt hào hùng đó, luôn là niềm tự hào mãnh liệt, là lòng tin tưởng sắt đá vào tương lai của quân và dân U Minh về thắng lợi của cách mạng.

 

  • Cũng trên mảnh đất U Minh Thượng này, đã diễn ra trận đánh tiêu biểu, chiếm và diệt chi khu quân sự Xẻo Rô, trận tiêu diệt chi khu quân sự đầu tiên ở miền Tây Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trước khi nổ ra đồng khởi Bến Tre 1960. Trong những năm cuối của giai đoạn đế quốc Mỹ thi hành cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam, cũng ở U Minh, lại diễn ra trận chiến của bộ độ địa phương, lần đầu tiên đánh bại chiến thuật trực thăng vận của địch tại Kè Một, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Với một địa hình bằng phẳng nhưng sình lầy, ngập nước, không thuận lợi cho việc triển khai xây dựng hệ thống hầm hào, công sự phòng ngự, cất giấu kho tàng, cũng như triển khai những hợp đồng chiến đấu với các quân binh chủng lớn với vũ khí khí tài kỹ thuật nặng, nhưng U Minh Thượng lại có lợi thế ở hệ thống kinh rạch chằng chịt, độ che phủ của rừng dày đặc, để che giấu lực lượng và vũ khí, kể cả khi bộ đội ta hành quân đánh địch giữa ban ngày.

 

Một số căn cứ địa miền Tây Nam Bộ

Kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945-1954)

  • 2/9/1945: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập. Thực dân Pháp tìm cách xâm lược nước ta.

 

  • 23/9/1945: Pháp nổ sung tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược.

 

  • Sau khi đánh chiếm Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, tháng 1/1946 Pháp dốc toàn lực đánh chiếm các tỉnh còn lại của Nam Bộ.

 

  • 20/1/1946: Pháp chiếm tỉnh lỵ Hà Tiên.

 

  • 26/4/1946: Chiếm tỉnh lỵ Rạch Giá.

 

  • Cán bộ và lực lượng vũ trang các tỉnh miền Tây và một bộ phận khu 8 lui về Rạch Giá lập Mặt trận Minh Lương – An Biên và lần lượt rút về An Biên – Vĩnh Thuận, dựa vào U Minh để tiến hành cuộc kháng chiến.

 

  • Là cái nôi cách mạng thời kì tiền khởi nghĩa tháng Tám 1945, U Minh Thượng lại một lần nữa trở thành căn cứ chống Pháp ở miền Tây Nam Bộ.

 

  • Với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc, nhân dân U Minh Thượng bất chấp đau khổ, hy sinh, luôn sẵn lòng đùm bọc nuôi dưỡng các lực lượng vũ trang, các cơ quan; lương thực để nuôi bộ đội, cán bộ chủ yếu do dân cung cấp. Nhân dân vùng căn cứ U Minh tích cực thực hiện tiêu thổ kháng chiến, phá lộ, đắp cản ngăn sông, xây dựng địa hình chuẩn bị chống giặc.

 

  • Đầu tháng 3/1946: Pháp tập trung thủy lục không quân, chia làm nhiều mũi đánh vào U Minh Thượng.

Lễ tốt nghiệp của học viên trường quân sự Nam Bộ tại căn cứ địa U Minh Thượng trong kháng chiến chống Pháp

  • Cuối tháng 3 chúng tập trung 2 nghìn quân tấn công theo đường kinh xáng Xẻo Rô, một mũi từ phía biển đánh sâu vào và một mũi lớn từ Cà Mau vào Thới Bình rồi đánh lên Cán Gáo nơi lực lượng ta dồn về.

 

  • 13/6/1946: Địch đưa 300 quân, có máy bay, tàu sắt đổ bộ bao vây từ nhiều hướng đánh vào khu vực Ngã ba Cây Bàng. Quân và dân địa phương và một số cán bộ, chiến sĩ của khu đã phối hợp đánh địch, giết và làm bị thương hàng trăm tên. Trận đánh thắng lợi lớn đã có tiếng vang về vùng căn cứ địa U Minh Thượng.

 

  • Đầu năm 1947: Pháp tập trung lực lượng đánh vào U Minh hòng tiêu diệt lực lượng của ta. Nhân dân vùng căn cứ liên tục đánh trả và thường xuyên tổ chức phá hoại, cắt giao thông thủy bộ nhằm ngăn cản địch. Nhiều cảng mới trên sông, trên kinh được đắp hoặc gia cố thêm. Cảng Đường Mớp được nhân dân hai quận Hồng Dân, Long Mỹ tích cực ngày đêm xây dựng rất kiên cố, giặc dùng bom đạn phá lại nhiều lần nhưng vẫn không vượt qua được. Các cảng đã góp phần không nhỏ bảo vệ vùng căn cứ giải phóng.

 

  • Cũng trong thời gian này, phong trào du kích chiến tranh ở căn cứ phát triển và hoạt động mạnh, lực lượng dân quân tự vệ, dân quân du kích được thành lập đều khắp ở các ấp, xã, luyện tập quân sự, học tập chính trị sôi nổi, canh gác chặt chẽ, đắp cảng đào kinh, thanh niên hăng hái lên đường tòng quân giết giặc.

In ấn tài liệu phục vụ cho chiến trường

  • Không chịu từ bỏ mưu đồ đánh chiếm U Minh, đầu năm 1952, Pháp lại mở nhiều cuộc hành quân quy mô lớn, đánh sâu vào vùng căn cứ giải phóng của ta. Hoạt động quân sự của ta bấy giờ chủ yếu là chống địch cần quét, lấn chiếm, bảo vệ căn cứ.

 

  • 1953: Pháp bị động trên khắp các chiến trường toàn quốc, cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.

 

  • Vào chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954, chiến trường Tây Nam Bộ phối hợp với chiến trường toàn quốc và Điện Biên Phủ tiến công mạnh mẽ.

 

  • 7/2/1954: Quân dân huyện An Biên phối hợp với bộ đội bao vây cứ điểm Xẻo Rô và tấn công vào quận lỵ ở Thứ Ba, diệt và phá rã một số tề ngụy, bắt sống tên quận trưởng.

Phấn khởi được cấp ruộng đất, bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất để đóng góp cho công cuộc kháng chiến

  • Đêm 1/3/1954: Ta tấn công vào cứ điểm lỵ của địch ở Thứ Ba; diệt 20 tên của tiểu đoàn 15 do tên Quách Sến chỉ huy.

 

  • 4/3/1954: Tất cả các chốt của địch từ chi khu Thứ Ba đến căn cứ Xẻo Rô đều bị ta tiêu diệt hoặc đầu hàng bỏ chạy.

 

  • Đêm 5/3/1954: Ta công đồn ở chi khu Thứ Ba, địch kêu cứu.

 

  • Sáng 6/3/1954: Tiểu đoàn ngụy số 15 và 221 của Hòa Hảo phản động chia làm nhiều mũi từ Xẻo Rô kéo vào Bàu Môn, Kinh Thầy Cai, sau 2 giờ đánh ta tiêu diệt và bắt sống hơn 300 tên, thu toàn bộ vũ khí.

 

  • Trưa 7/3/1954: Tiểu đoàn địch đến giải vây cho chi khu Thứ Ba bị ta chặn đánh diệt một số.

 

  • 8/3/1954: Toàn bộ quân địch ở Thứ Ba và quân giải vây bỏ Thứ Ba chạy về Rạch Giá.

 

  • 25/4/1954: Toàn bộ vùng U Minh Thượng sạch bóng quân giặc, hòa nhịp cùng quân dân cả nước, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để Hiệp định Genève lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết.

Kháng chiến chống Đế quốc Mĩ
(1954-1975)

  • Thời buổi ban đầu của cuộc chiến tranh, chi khu Xẻo Rô là một cứ điểm địch thường làm nơi xuất phát đánh phá cơ sở cách mạng ở vùng căn cứ U Minh.

 

  • Vì thế, lực lượng võ trang cùng lực lượng của trường huấn luyện đặc công của tỉnh được giao đánh diệt chi khu Xẻo Rô, bao gồm cả cơ quan hành chính quận Kiên An của địch.

 

  • Đêm 29 rạng sáng 30/10/1959, trận đánh diễn ra dành thắng lợi, diệt 42 tên đầu sỏ, trong đó có Lâm Quang Quận, quận trưởng Kiên An, và tên Võ Văn Ngàn, cảnh sát trưởng xã Đông Yên; bắt sống 24 tên, giáo dục rồi thả tại chỗ, thu 56 súng các loại, phá hủy toàn bộ vũ khí và thiết bị quân sự còn lại; giải thoát 113 người bị địch bắt giam giữ, trong đó có 32 phụ nữ.

Trụ sở ban biên tập báo “Tiếng súng kháng địch” ở U Minh Thượng trong kháng chiến chống Mĩ.

  • Đầu năm 1960, địch cho 3 nghìn quân càn quét vào U Minh nhằm bắn nát khu căn cứ kháng chiến, xóa bỏ cái nôi của cách mạng. Chúng cưỡng bức đồng bào đào kênh Ranh Hạt và làm đường từ Thứ Bảy qua Vĩnh Thuận và Xẻo Cạn qua Tân Bằng, nhằm chia cắt U Minh Thượng làm tư.

Cơ quan đóng tại nhà dân

  • Đại đội 202 thuộc tiểu đoàn Ngô Sở, đội bảo vệ Tỉnh Ủy và lực lượng võ trang huyện An Biên đã tập kích địch ở ngọn Xẻo Cạn đêm 13/2/1960, diệt gọn một Trung đội bảo vệ Sở Hậu cần cho cuộc hành quân này của địch, loại khỏi vòng chiến đấu trên 50 tên, bắt sống 6 tên, thu toàn bộ vũ khí. Chiến thắng Xẻo Cạn đã làm phá sản kế hoạch của địch đào kênh, đắp lộ, xẻ rừng, phá căn cứ cách mạng của ta.

 

  • Lực lượng vũ trang huyện An Biên được chính thức thành lập vào ngày 5/4/1960 tại ngọn Xẻo Cạn.

 

  • Ngày 20/7/1960 tiểu đoàn U Minh 10 bộ đội cơ động của tỉnh cũng chính thức làm lễ ra mắt tại Kinh Trung Đoàn (xã Đông Yên).

Một trạm phẫu thuật dã chiến trong rừng tràm U Minh năm 1960

  • Đêm 19/9/1960, trong cao trào Đồng Khởi chung, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Rạch Giá và cấp ủy địa phương, quân dân U Minh Thượng nổi dậy bao vây đông bốt, phá các khu đồn dân: Nhà Ngang, Sàn Gạch (xã Vĩnh Hòa), Cái Nứa (xã Vĩnh Bình), ruộng Xạ (xã Vĩnh Phong), Kinh xáng Chắc Băng (xã Vĩnh Thuận) và từng măng đồn bốt, khu đông dân của địch tại các xã Đông Yên, Đông Thái, Đông Hòa, Đông Thạnh, Đông Hưng, Vân Khánh đưa nhân dân trở về làng, ấp cũ, phá rã phần lớn hệ thống tề xã, ấp của ngụy quyền. Cao trào Đồng Khởi đã mở ra những vùng giải phóng lõm của tất cả các xã, mở rộng căn cứ địa cách mạng U Minh, góp phần làm phá sản chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ - Ngụy.

 

  • Sau khi Mặt trân Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, ngày 1/3/1961, đại hội thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tỉnh Rạch Giá khai mạc tại vùng căn cứ cách mạng U Minh Thượng với sự tham dự của 70 đại biểu thay mặt 500.000 đồng bào trong tỉnh đã đánh dấu một bước ngoặc lịch sử quan trọng, chứng tỏ sự hồi sinh và sức sống mãnh liệt của một vùng căn cứ cách mạng mà kẻ thù dù đã bằng trăm phương nghìn kế vẫn không thể xóa được. U Minh Thượng vẫn giữ vị trí trung tâm nơi chỉ đạo kháng chiến của Tỉnh ủy Rạch Giá.

Hành quân trên đất U Minh

  • Tiếp theo là Mặt trận Dân tộc Giải phóng huyện An Biên cũng được thành lập. Lực lượng cách mạng đã phát triển từ không đến có, từ yếu đến mạnh, trên cơ sở đội quân chính trị của đông đảo quần chúng. Căn cứ địa U Minh Thượng lại được củng cố và mở rộng. Huyện An Biên, Gò Quao khi đó là địa bàn chính của căn cứ địa, nơi cơ quan đầu não của Khu 9 đứng chân và trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng khu vưc miền Tây Nam Bộ và là căn cứ địa của Đảng bộ tỉnh Rạch Giá.

 

  • Sang năm 1961, trên địa bàn U Minh thượng đã hình thành 3 vùng: vùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng kềm. Trong vùng giải phóng và vùng tranh chấp, cơ sở Đảng từ hoạt động bí mật chuyển ra hoạt động công khai lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

 

  • Không chịu chấp nhận sự phát triển của căn cứ U Minh Thượng, đầu năm 1962 địch lại tiến hành kế hoạch bình định U Minh.

 

  • Để gom dân lập ấp chiến lược, địch dùng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, “bủa lưới phóng lao”, nhưng chúng cũng liên tục bị quân và dân ta tấn công, tiêu diệt. Ngày 24/8/1962 tiểu đoàn U Minh 10 đã đánh bại cuộc càn quét bằng chiến thuật trực thăng vận của Trung đoàn 33 (Ngụy) lần đầu tiên đặt chân đến Kè Một xã Vĩnh Bình, loại khỏi vòng chiến đấu gần 300 tên, bắn hạ một số máy bay.

Lớp học bình dân học vụ để xóa mù chữ cho nhân dân

  • Đến cuối năm 1962, An Biên đã phá tan 15 ấp chiến lược, khôi phục vùng giải phóng ven biển và phần lớn các xã Đông Yên, Đông Thanh, Đông Thái, Vĩnh Hòa, Vĩnh Bình. Ta xây dựng mạng lưới an ninh xóm ấp, lực lượng an ninh võ trang huyện, diệt nhiều tên ác ôn có nợ máu với nhân dân, bắt giam hàng chục tên. Bắt giáo dục hàng trăm tên, đồng thời xây dựng nhiều cơ sở mật trong vùng địch tạm chiếm và vùng tranh chấp để phục vụ cho việc trị an và diệt ác trong lòng địch.

Trường thiếu sinh Quân khu 9

  • Tháng 4/1964: Quân khu 9 mở chiến dịch mùa khô, sử dụng 2 trung đoàn phối hợp cùng bộ đội và du kích địa phương tiến công Chi khu Vĩnh Thuận. Địch đổ quân bằng trực thăng và nhảy dù, bị ta diệt một tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, bắn rơi và bắn hỏng 10 trực thăng. Chi khu Vĩnh Thuận bị ta đánh thiệt hại nặng. Sau đó một trung đoàn của Chikhu tiếp tục đánh địch ở Thới Bình, Huyện sử; một trung đoàn chuyển lên phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Rạch Giá đánh địch ở Vàm Xáng, phục kích địch tại Lục Phi diệt gọn 1 tiểu đoàn địch gồm 350 tên trong đó có 2 tên cố vấn Mỹ. Chiến thắng đã mở rộng căn cứ U Minh Thượng lên Phụng Hiệp (Cần Thơ), giải phóng kinh Xáng Cụt và Ba Đình, tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ chỉ huy Quân khu Xây dựng căn cứ mới ở Biển Bạch.

 

  • Giữa năm 1965 chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ bị phá sản, chúng chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam. Thời gian này, đich đã dùng bom đạn, chất độc hại hóa học đánh phá ác liệt vùng căn cứ U Minh; đồng thời mở các cuộc hành quân cấp tiểu đoàn, dùng chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, mua chuộc lừa mị nhân dân, lôi kéo, thúc ép dân vùng giải phóng vào các khu định cư ở thị xã, thị trấn và trục giao thông chính.

 

  • Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Rạch Giá, quân dân U Minh Thượng kiên quyết đánh bại âm mưu “xúc tát dân” và ngăn chặn các cuộc càn quét tìm diệt của địch, bảo tồn lực lượng ta, kết hợp 3 mũi giáp công tiêu diệt, tiêu hao và làm tan rã nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, bảo vệ và xây dựng vùng căn cứ kháng chiến vững mạnh về mọi mặt, tập hợp các tầng lớp nhân dân đoàn kết chống Mỹ cứu nước.

 

  • Năm 1966, quân khu 9 mở những đòn tiến công mạnh mẽ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gãy những cuộc càn quét lớn, cùng với lực lượng vũ trang địa phương mở ra vùng giải phóng liên hoàn.

 

  • Ngày 28/1/1966 loại khỏi vòng chiến trên 400 tên Ngụy quân cùng với trận chiến thắng Ba Huân, Ngã Cạy.

 

  • Ngày 26/10/1966: Tiêu diệt trên 700 tên, bắn rơi 12 máy bay của địch.

 

  • Hai trận này của tiểu đoàn 303 và 306 thuộc Quân khu có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ mở rộng căn cứ U Minh nối từ đường hành lang biên giới Campuchia, qua Hà Tiên, Hòn Đất, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao về đến U Minh Thượng. Hơn 100 máy bay các loại, hơn 50 xe tăng, xe bọc thép địch tan xác khắp rừng Hà Tiên, hàng trăm tàu sắt cháy, chìm trên kinh Vĩnh Tế, kinh Tám Ngàn, kinh Cái Sắn, hơn 100 tên xâm lược Mỹ cùng hàng ngàn quân Ngụy phải đền tội trước mũi súng của bộ đội và thanh niên xung phong tuyến đường 1-C. Kết thúc chiến tranh, trên 400 cán bộ chiến sĩ của Đoàn đã hy sinh anh dũng trên tuyến đường này.

 

  • Trong chiến dịch tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968, U Minh Thượng là một kho người và của, liên tục cung cấp cho các chiến trường Khu 9. Thanh niên An Biên, Vĩnh Thuận nô nức lên đường chiến đấu, bộ đội địa phương và cả dân quân du kích được trên rút lên bổ sung cho các đơn vị phía trước. Hàng ngàn thanh niên U Minh Thượng đã tham gia vào cuộc tiến công lịch sử này và không ít người đã hy sinh, đã cống hiến máu xương cho độc lập của Tổ Quốc.

Nhóm U Minh Hội - Dự án "Những nẻo đường đất nước" năm học 2015 - 2016

bottom of page