top of page
  • Thực vật tự nhiên ở Vườn quốc gia U Minh Thượng có 226 loài, trong đó có 70 loài là hiếm và 8 loài rất hiếm là mốp (Alstonia spathulata), nắp bình (Nepenthes mirabilis), lá U Minh (Asplenium confusum), mật cật (Licuala spinosa), luân lan (Eulophia graminea), năng chồi (Eleocharis retroflexa), bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum), bèo tản nhọn (Lemna tenera).

Nắp bình

Luân lan

  • Trong Vườn quốc gia U Minh Thượng, rừng ngập chua phèn là hệ sinh thái điển hình, trong vùng lõi có gần 3.000 ha “Rừng úng phèn” được xếp hạng độc đáo, hiếm quí trên thế giới, mang những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh với các ưu hợp rừng Tràm hỗn giao và rừng Tràm trên đất than bùn.

 

  • Ở U Minh Thượng, quần thể thực vật đặc trưng nhất là quần thể cây tràm ta (Melaleuca cajuputi), một trong 10 loài cây thuộc chi Tràm (Melaleuca), họ Đào kim nương (Myrtaceae). Cây tràm sống ở khu vực từ 12 độ vĩ Bắc đến 18 độ vĩ Nam, từ độ cao 5 đến 400m so với mực nước biển, ở các khu vực nóng ẩm của châu Đại Dương và châu Á, trên các đầm lầy thấp ở ven biển, nơi có loại đất đen màu mỡ và chịu lũ lụt hơn 6 tháng một năm.

Rừng tràm U Minh Thượng

  • Các cây trong vườn quốc gia U Minh Thượng là cây tràm cừ, có chiều cao từ 10 – 20m, có cây lên đến 40m. Đường kính trung bình của cây tràm ta nhỏ hơn 10 tuổi là 4,56 cm, của cây lớn hơn 10 tuổi là 5,48 cm. Chiều cao của cây có xu hướng tăng khi tuổi cây tràm tăng. Cây tràm có vỏ cây mỏng, xốp, màu trắng xám, có thể bóc thành từng lớp mỏng như giấy.

 

  • Cây có lá đơn, mọc so le, phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm, dày, lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh lục. Gân chính 5 (đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông. Cây tràm cừ có lượng dầu trong lá ít (chỉ khoảng 0,2% – 0,7%) và hàm lượng cineol trong lá cũng thấp (chỉ khoảng 1,5% – 9,5%)

 

  • Hoa của cây có cánh thuôn dài, sắc nhọn, có màu trắng kem. Quả của cây dài 2.5-3mm, rộng 3-4mm và thường có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm. Hạt của chúng rất nhỏ và có hình quả trứng.

Hoa tràm

Quả tràm

  • Tràm ở Vườn quốc gia U Minh Thượng có mật độ rất dày, dao động từ 6.100 – 7.000 cây/ha. Sinh khối của cây tràm phụ thuộc vào các bộ phận của cây và tuổi cây. Sinh khối cao nhất là ở phần thân (61,3% đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 76,8%  đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi), kế đến là sinh khối ở phần cành, nhánh (đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 21,6% và đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi là 12,6%) và lá (17,1% đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 10,6% đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi).

 

  • Tổng sinh khối trên mặt đất của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 65,63 tấn/ha, nhỏ hơn tổng sinh khối ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi (89,98 tấn/ha).

  • Các bộ phận được sử dụng của cây là: vỏ cây, lá cây, cành, quả và gỗ.

 

  • Tinh dầu tràm (chiết xuất từ lá tràm) là chất kích thích mạnh, có thể dùng cho các bệnh gây ngất nhưng không sưng, viêm. Nó có tác dụng dừng các cơn đau và chấm dứt tình trạng ngất. Dầu là tràm cũng được dùng để làm dịu các vết đau, vết bầm.

 

  • Dầu tràm cũng có tác dụng tiêu diệt giun sán và rất hiệu quả trong việc chữa ói mửa, tiêu chảy cấp, chứng cuồng loạn, và những chứng bệnh khác liên quan tới co thắt dạ dày.

 

  • Cần bảo đảm rằng không có vết viêm nào khi sử dụng dầu tràm. Mặc dù dầu tràm có thể được uống khi bị tiêu chảy cấp hay co thắt dạ dày, vẫn nên cẩn thận không được dùng quá liều để tránh kích thích viêm loét dạ dày.

 

  • Khi bị các bệnh ngoài da, da tróc vẩy, dầu tràm có thể được dùng để thoa lên da 3 lần một ngày.

    Dầu tràm cũng có thể được dùng như một chất sát trùng hay chất đuổi côn trùng.

 

  • Dầu tràm có thành phần chính là 1,8-cineole và chất lượng dầu được quyết định bởi tỉ lệ chất này. Điều kiện càng khắc nghiệt thì chất lượng dầu càng cao.

 

  • Dầu tràm có thể được dùng với đường, mật ong, rượu brandy hay nước lã.

 

 

Tinh dầu tràm

  • Gỗ tràm có thể được dùng để làm cọc, cột nhà, gỗ đốt. Khi được dát mỏng, gỗ này cũng có thể được sử dụng để lát sàn, xây cầu thang và tay vịn, làm mặt bàn, mặt ghế. Gỗ dác có màu nâu hồng còn gỗ lõi có màu nâu đậm hơn. Gỗ tràm khá cứng và nặng, có khối lượng riêng khoảng 720 – 820 kg/m3, bền trong đất ướt và nước biển. Tuy nhiên, gỗ tràm không được sử dụng nhiều do cây tràm chỉ mọc ở một số khu vực nhất định, lại có thân mảnh và nhỏ.

 

  • Cây tràm cũng được coi là một cây kiểng đẹp, có thể dùng tạo bóng mát và cũng là một nguồn mật ong tốt. Đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm (một số loài chim, khỉ, trăn, v.v.), giữ vai trò cân bằng và bảo vệ môi trường.

Nhóm U Minh Hội - Dự án "Những nẻo đường đất nước" năm học 2015 - 2016

bottom of page