Khái niệm
-
Tập hợp các sinh vật khác loài
-
Sống trong thời gian và không gian nhất định
-
Mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
Các đặc trưng của quần xã
Tính đa dạng về loài
-
Mức đa dạng phụ thuộc vào:
-
Sự cạnh tranh giữa các loài
-
Mối quan hệ con mồi – kẻ săn mồi
-
Mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh
-
-
Quần xã sinh vật vùng nhiệt đới nhiều loài hơn quần xã vùng ôn đới
-
Khi số loài tăng lên, chúng phải chia sẻ nhau nguồn sống, do đó số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi
Cấu trúc quần xã
Số lượng các nhóm loài:
-
Các nhân tố:
-
Số lượng các loài trong quần xã
-
Số lượng cá thể mỗi loài
-
-
Một quần xã bao gồm:
-
Loài ưu thế: vai trò quan trọng trong quần xã, số lượng nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh (ở U Minh Thượng là loài cầy hương Paradoxurus hermaphrodites)
-
Loài thứ yếu: thay thế cho ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó (v.d. loài mèo cá Prionailurus viverrinus)
-
Loài đặc trưng: chỉ có ở một quần xã nào đó (v.d. cây tràm Melaleuca cajuputi ở rừng U Minh)
-
Loài ngẫu nhiên: tăng mức đa dạng của quần xã
-
Loài chủ chốt: duy trì sự ổn định của quần xã bằng cách kiếm soát và khống chế hoạt động của các sinh vật khác. Nếu mất loài này thì quần thể dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng (v.d. cây Melaleuca cajuputi)
-
Hoạt động chức năng của các nhóm loài:
-
Sinh vật tự dưỡng: cây xanh và một số vi sinh vậtcó màu có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời
-
Sinh vật dị dưỡng: động vật và phần lớn vi sinh vật sống nhờ vào nguồn thức ăn sơ cấp
Sự phân bố của các loài
-
Do nhu cầu sống khác nhau nên chúng phải phân bố khác nhau trong không gian
-
Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật
-
Lợi ích:
-
Giảm cạnh tranh
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
-
-
Các hình thức:
-
Chiều thẳng đứng: phân thành nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau
-
Chiều ngang: phân bố của sinh vật từ vùng đất ven biển tới vùng ngập nước
-
Các mối quan hệ:
-
Hỗ trợ:
-
Hội sinh: quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không lợi cũng không hại (v.d. cây phong lan bám trên thân cây gỗ, cá bé sống trên cá lớn)
-
Hợp tác: sống dựa vào nhau nhưng không bắt buộc (v.d. sáo đậu trên lung trâu, bò để bắt rận ăn)
-
Cộng sinh: bắt buộc, rời khỏi nhau thì 2 cá thể sẽ chết (v.d. Nấm và vi khuẩn lam cộng sinh với nhau chặt chẽ tới mức tạo nên một dạng sống mới là địa y, hay động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân giải cellulose thành đường để nuôi sống cả hai)
-
-
Cạnh tranh:
-
Ức chế - cảm nhiễm: một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho loài khác (cây tỏi tiết chất ức chế các vi sinh vật xung quanh)
-
Kí sinh: sống nhờ vào cơ thể loài khác (cây tầm gửi nửa kí sinh trên cây thân gỗ)
-
Cạnh tranh: cạnh tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở,…( các cây ưa sáng cạnh tranh nhau về ánh sáng)
-
Hiện tượng khống chế sinh học:
-
Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao cũng không giảm thấp do tác động của các mối quan hệ trong quần xã (v.d ong kí sinh diệt loài bọ dừa)

Cầy hương

Mèo cá

Cây tràm
Diễn thế sinh thái
Nguyên nhân
-
Bên ngoài: sự thay đổi môi trường vật lí, nhất là thay đổi khí hậu
-
Bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài, hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới
Tầm quan trọng
-
Hiểu được quy luật phát triển
-
Dự đoán quần xã trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
Xu hướng thay đổi
-
Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên
-
Hô hấp tăng
-
Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài căng thẳng
-
Lưới thức ăn phức tạp
DIễn thế sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
-
Lịch sử địa chất đất của hệ sinh thái rừng úng phèn ở U Minh có liên quan mật thiết với lịch sử tạo thành Đồng bằng sông Cửu Long, do quá trình cố định đất hình thành than bùn.
-
Đất ở đây được hình thành lâu đời từ nguyên đại đệ tứ, do sự bồi đắp phù sa ven biển mang lại từ hệ thống sông Cửu Long, qua thời gian cố định dần, cùng với sự có mặt của thảm thực vật cây rừng ngập mặn và sinh khối rơi rụng của nó trong điều kiện yếm khí vì bị ngập nước thường xuyên từ 5-6 tháng/năm (khoảng tháng 6-10 hằng năm) nên đã hình thành lớp than bùn có độ dày từ 0,5m - 1m; dưới lớp than bùn là tầng đất sét có chứa phèn tiềm tàng ở các độ sâu khác nhau.

Những vùng đất than bùn ở Đồng bẳng sông Cửu Long
-
Các chuyển động tân kiến tạo vào cuối kỉ Tân Sinh tạo thành hai khối Đông Nam Trung Bộ và Đông Kampuchea bao bọc một khối sụt ở giữa, gồm các trũng rộng lớn, sau đó được sông Cửu Long và các khu phụ lưu bồi đắp thành lớp trầm tích pliopleixtoxen cách đây khoảng 700.000 năm.
-
Kế đó với các giai đoạn biển tiến và biển thoái kết thúc cách đây 4.500 năm trước đã tạo thành một vùng trũng thấp, sình lầy rộng lớn với sự hình thành lớp trầm tích đầm lầy biển, nguồn gốc của các tầng sinh phèn rộng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi phát sinh ra hệ sinh thái rừng úng phèn ở U Minh.

Sự phân bố tầng than bùn ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Mối quan hệ dinh dưỡng
-
Các đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn là các bậc dinh dưỡng, ví dụ:
-
Cỏ => Sâu => Ngoé sọc => Chuột đồng => Rắn hổ mang => Đại bàng
-
-
Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn
-
Lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ. Quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn quần xã trẻ