HIỆN TRẠNG
Ảnh hưởng của cháy rừng
-
Năm 2002, Vườn quốc gia U Minh Thượng đã xảy ra 3 vụ cháy rừng liên tiếp trong 3 tháng đầu năm. U Minh Thượng có rừng tràm nguyên sinh có hệ thống bì thực vật và dây leo chằng chịt, lau sậy dầy đặc, có lớp than bùn dày 1,2-2,5m. Trong hạn hán, lớp này trở nên khô sốp dễ bắt lửa và khi cháy sẽ là hiện tượng cháy âm ỉ trong lớp than, gặp gió thì lửa sẽ bùng lên.
-
Ngày 23/1/2002 đã xảy ra vụ cháy thứ nhất và ngày 13/2/2002 lại xảy ra vụ cháy lần thứ hai. Hai vụ này lực lượng tại chỗ (vườn quốc gia, kiểm lâm, bộ đội địa phương..) đã dập tắt được và thiệt hại do lửa thiêu hủy là 24 ha rừng tràm (loại cây 20-30 tuổi).
-
Nhưng lần thứ ba xảy ra ngày 24/3/2002 (2 tháng sau vụ cháy lần 1). Lực lượng tại chỗ đã tiến hành các biện pháp dập lửa cứu rừng nhưng không làm nổi, cháy càng lan rộng. Cho đến ngày 28/3/2002, tỉnh Kiên Giang nhận được báo cáo đã huy động lực lượng của tỉnh xuống cứu rừng, ngăn lửa sang các tiểu khu lân cận. Đến 31/3/2002 tưởng đã khống chế được nhưng giặc lửa vẫn không dừng và tính đến 17h00 ngày 2/4/2002, hai nghìn héc ta rừng tràm già đã trở thành tro bụi.

Diện tích các thảm thực vật bị cháy


Hiện trạng rừng U Minh Thượng trước và sau khi bị cháy
Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh thái
-
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Các nghiên cứu do các nhà khoa học trong nước và ngoài nước cho thấy Kiên Giang là tỉnh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Là tỉnh có địa hình khá bằng phẳng, độ cao so với mặt biển thấp, phần lớn đất liền của tỉnh có độ cao từ 0,6 - 1,5 m so với mực nước biển. Theo Carrew- Reid (2008), nếu mực nước biển dâng cao 1 m vào năm 2100 thì có 175.680 ha đất (28,22% diện tích toàn tỉnh) sẽ bị nước biển nhấn chìm. Như vậy phần lớn diện tích rừng tràm, rừng ngập mặn và một sốhệ sinh thái đất ngập nước theo mùa sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, du lịch và xây dựng hạ tầng đến các hệ sinh thái trên cạn và đất ngập nước làm suy giảm diện tích rừng, suy thoái sinh cảnh
-
Cháy rừng, đặc biệt nghiêm trọng và thường xảy ra đối với rừng tràm
-
Việc giữ nước ở chế độ ngập sâu trong một thời gian dài đã làm rừng tràm tự nhiên ở Vườn bị suy thoái nghiêm trọng. Rất nhiều cây tràm bị đổ ngã và chết, dẫn đến đa dạng sinh học bị giảm đặc biệt là các loài chim nước và thú do môi trường sống bị thay đổi và đặc biệt là thiếu nguồn thức ăn.
-
Tình trạng săn bắt buôn bán động vật hoang dã còn phổ biến: Các loài động vật nói chung và thú nói riêng bị săn bắt để sử dụng tại chỗ và vận chuyển buôn bán tại các đô thị lớn. Nguyên nhân là do tình trạng đói nghèo của người dân trong vùng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động, thực vật hoang dã của thị trường. Rất nhiều loài động vật hoang (khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, sóc vằn lưng, sóc đỏ, sóc chuột, trăn, tắc kè, rắn) bị săn bắn và buôn bán ở nhiều khu vực trong tỉnh như Phú Quốc, U Minh, An Biên – An Minh và Chùa Hang (Kiên Lương).
-
Qui định về quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học còn yếu. Hiệu quả quản lý tài nguyên rừng của các cấp quản lý chưa cao.
-
Ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiêp, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuộc diệt cỏ và diệt chuột.
-
Hoạt động du lịch: Hoạt động của khách du lịch cũng ảnh hưởng đế đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. Hiện nay ngoài du khách đến tham quan còn có một số khách đến câu cá trong vùng lõi. Khi sốkhách này tăng lên, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến khai thác quá mức làm giảm sút sự đa dạng các loài cá trong vùng, đặc biệt lượng rác thải khách du lịch thải ra có thể gây ô nhiễm môi trường sống trong khu vực.
BẢO TỒN
Bảo tồn hệ sinh thái
-
Phát triển kết hợp hài hòa với bảo tồn. Các chương trình, dự án phát triển trong khu dự trữ sinh quyển cần phải đảm bảo tính bền vững, sử dụng có hiệu quả và đảm bảo khả năng tái tạo ổn định của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh thái thông qua chương trình bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rừng, nâng cao năng lực thực thi luật và qui định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
-
Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao nhận thức về giá trị của Vườn quốc gia U Minh Thượng, bảo vệ môi trường và nhận thức về biến đổi khí hậu.
-
Triển khai các chương trình, dự án sinh kế nhằm từng bước nâng cao đời sống cho người dân quanh Vườn quốc gia. Các hoạt động sinh kế và tạo thu nhập thay thế sẽ giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm phụ thuộc vào khai thác không bền vững tài nguyên thiên nhiên và đồng thời nâng cao nhận thức và sự tham gia của chính các cộng đồng này bảo vệ rừng và đa dạng sinh thái
Bảo tồn căn cứ địa U Minh Thượng
-
Để di tích U Minh Thượng còn mãi với thời gian, xứng đáng với vai trò và những cống hiến lớn lao của vùng đất và con người nơi đây trong tiến trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, việc khôi phục rừng tram U Minh Thượng, các di tích, căn cứ cách mạng tại đây là một yêu cầu rất cần thiết.
-
Không giống các di tích khác ở vùng miền núi cao, ở vùng hang đá có thể tồn tại lâu dài, các di tích cách mạng ở U Minh Thượng hầu như chỉ được ghi nhớ và biểu hiện trên những địa điểm, kinh rạch, cách rừng, làng,… mà lâu dần sẽ không để lại dấu tích gì để có thể nhận ra và cảm nhận được.
-
Các hướng giải quyết:
-
Khôi phục và bảo vệ rừng tràm
-
Dựng bia có khắc nội dung diễn ra hoạt động chỉ đạo kháng chiến hoặc hoạt động chiến đấu tại một số khu vực để lưu giữ vĩnh cửu. Ngoài ra, cảnh quan ở đó cần có kế hoạch bảo vệ, tôn tạo cho tương xứng với ý nghĩa của di tích
-
Chọn một nơi trong số những nơi xảy ra sự kiện quan trọng làm trung tâm để xây dựng những tượng đài hay đài tưởng niệm sao cho xứng đáng với tầm vóc của sự kiện lịch sử
-
Phục hồi khu di tích rừng U Minh Thượng
-
Phục hồi khu di tích căn cứ cách mạng trong rừng U Minh Thượng thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bao gồm: những nhà làm việc của các cơ quan cấp tỉnh, của lực lượng vũ trang, các cơ quan cấp huyện, các cơ quan khu Tây Nam Bộ, một số cây cầu nối các nhà, các khu làm việc, các trang thiết bị trong khu căn cứ trước đây,…
-